Thiết kế xây dựng nhà ở đang là dịch vụ nhận được nhiều sự quan tâm nhất hiện nay, đặc biệt là những người đang có nhu cầu xây dựng cho mình một tổ ấm riêng. Dịch vụ này giúp lên kế hoạch cho mọi mong muốn và nhu cầu của gia chủ, giải đáp những thắc mắc, đồng thời đưa ra những phương án tối ưu nhất về chi phí, thời gian cùng các yếu tố liên quan khác trước khi đi vào thi công. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin cơ bản cũng như những yêu cầu khi thiết kế thi công nhà ở nhé!
1. Bộ hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở là gì?
Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở là tài liệu thể hiện hình dạng kiến trúc, kết cấu chi tiết của ngôi nhà. Đây là tài liệu thiết yếu khi muốn xây dựng, thiết kế kiến trúc nhà ở của bất kỳ công trình nào. Nó được ví như một cầu nối giữa cầu nối quan trọng giữa đơn vị thi công, gia chủ và công trình.
2. Bộ hồ sơ thiết kế xây nhà ở dùng để làm gì? Và hồ sơ bao gồm những gì?
Hồ sơ thiết kế thi công trọn gói xây dựng nhà nhằm mục đích xây nhà và cho bạn thấy được tổng quan ngôi nhà thông qua bản vẽ một cách chân thực nhất. Từ đó, các kiến trúc sư nắm được quá trình xây nhà như thế nào, diện tích bao nhiêu, xác định kích thước và bố trí ra sao,…
Một bộ hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở bao gồm các hạng mục sau:
STT | Danh mục hồ sơ | Mô tả nội dung hồ sơ |
1 | Hồ sơ xin phép xây dựng | Đầy đủ hồ sơ xin phép xây dựng theo đúng quy định. |
2 | Hồ sơ bản vẽ thiết kế | Bản vẽ 3D mặt tiền.Mặt bằng kỹ thuật các tầng.
Các mặt đứng triển khai. |
3 | Hồ sơ kiến trúc | Các mặt cắt kỹ thuật thi công.Mặt bằng trần giả.
Mặt bằng được lát sàn và bố trí đồ nội thất. |
4 | Hồ sơ nội thất | Thi công chi tiết các thiết bị nội thất.Thi công các chi tiết trang trí như tường, vườn cảnh… |
5 | Hồ sơ chi tiết cấu tạo | Chi tiết thiết kế về cầu thang, ban công, vệ sinh, cửa…Phần ngầm bao gồm như đóng cọc, móng, dầm, giằng, hầm tự hoại… |
6 | Hồ sơ kết cấu | Chi tiết kết cấu cầu thang, cột, dầm và mái.Các bảng thống kê chi tiết về thép. |
7 | Hồ sơ thiết kế kỹ thuật M&E | Cấp thoát nước của công trình.Hệ thống về thông tin liên lạc, chống sét. |
8 | Phần thiết kế cảnh quan sân vườn | Thiết kế cổng tường rào và hệ thống hạ tầng kỹ thuật.Sân đường đi dạo, nối đi lại trong nội bộ. |
9 | Dự toán chi tiết và tổng dự toán xây dựng | Liệt kê chi tiết khối lượng, đơn giá, thành tiền các hạng mục thi công.Đảm bảo xem xét việc thi công đúng trong bản thiết kế. |
10 | Giám sát | Giám sát và lựa chọn vật liệu và thiết bị nội thất theo đúng bản thiết kế. |
3. Lý do cần phải có hồ sơ trước khi thiết kế xây dựng nhà ở
Đây là tài liệu thể hiện một cách chi tiết hình dạng kiến trúc và kết cấu của ngôi nhà, cũng là bước đầu tiên trong quy trình thiết kế. Tất cả những mong muốn của khách hàng sẽ được đội tư vấn thiết kế xây dựng nhà ở hiện thực hóa thông qua bộ hồ sơ này. Có thể nói, đây là mắt xích quan trọng kết nối giữa đơn vị thi công, gia chủ và công trình. Một số công dụng nổi bật của hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở có thể kể đến như:
- Hạn chế việc sửa chữa và sai lệch trong quá trình xây dựng: Hồ sơ thiết kế giúp gia chủ có được cái nhìn tổng quan về cả công trình trước khi tiến hành xây dựng, giúp hạn chế sự khác biệt giữa mong muốn của gia chủ và thi công thực tế.
- Giúp quản lý vật tư: Việc lên chi tiết số lượng và đưa ra yêu cầu về chất lượng vật tư sẽ làm giảm thiểu tình trạng trạng dư thừa, thiếu hụt, lãng phí, thất thoát trong xây dựng. Bên cạnh đó, bộ hồ sơ còn giúp tránh được những phát sinh không cần thiết trong quá trình thi công. (https://www.fargomonthly.com/)
- Kiểm soát tiến độ thi công: Việc đưa ra các thông số kỹ thuật cụ thể giúp chủ đầu tư chủ động trong việc kiểm soát chất lượng công trình.
- Giúp ích cho công tác sửa chữa về sau: Trong trường hợp gặp sự cố về hệ thống điện, nước hoặc muốn sửa chữa chi tiết nào đó, sơ đồ hệ thống kỹ thuật sẽ giúp gia chủ tìm ra vấn đề và dễ dàng đưa ra phương án giải quyết một cách hiệu quả hơn.
4. Các thành phần của hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở hoàn chỉnh
Để có một bộ hồ sơ nhà ở bạn cần phải có đầy đủ các thành phần cấu tạo nên một ngôi nhà. Từ đó, bạn có thể dễ dàng kiểm soát, bao quát được toàn bộ ngôi nhà mơ ước của bạn. Hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công nhà ở hoàn chỉnh gồm những thành phần sau:
4.1 Về phần thiết kế kiến trúc
Phần kiến kế xây dựng nhà ở bao gồm những yếu tố sau:
- Mặt bằng: Định hướng và không gian xung quanh sao cho phù hợp giúp bạn có thể hình dung được hình dáng của ngôi nhà hoàn thiện trong tương lai.
- Mặt đứng: Thể hiện chiều cao cân đối của ngôi nhà từ mặt tiền.
- Mặt cắt: Mặt cắt thể hiện những chi tiết bên trong rõ nét, dễ hiểu cho đội ngũ thi công.
- Phối cảnh: Mô tả hình ảnh chi tiết về mặt tiền nhà trực quan, chân thực nhất từ ý tưởng của gia chủ trong thiết kế tới thực tế xây dựng. Ảnh phối cảnh là hình ảnh 3D thể hiện được 3 chiều của ngôi nhà để giúp gia chủ có cái nhìn trực quan, sinh động nhất về ngôi nhà của mình.
4.2 Về phần thiết kế chi tiết
Bản vẽ chi tiết thể hiện cụ thể nhất về toàn bộ kích thước cửa, nhà vệ sinh, lát gạch trong không gian phòng của ngôi nhà. Ký hiệu, chú thích trong hồ sơ được trình bày rõ ràng giúp bạn có thể hiểu chính xác nhất bản vẽ của ngôi nhà.
- Mặt bằng kích thước: Thể hiện rất đầy đủ cấu tạo của từng chi tiết của từng bố trí mặt bằng.
- Mặt bằng lát gạch: Phần này ghi rõ kích thước của từng loại gạch, chủng loại, màu sắc gạch cho toàn bộ ngôi nhà.
- Mặt bằng trần: Thể hiện về kích thước của trần, loại trần sử dụng.
- Mặt bằng bố trí cửa, quy cách cửa: Mặt bằng cửa giúp xác định vị trí, kích thước cho toàn bộ hệ thống cửa trong ngôi nhà. Quy cách cửa thể hiện đầy đủ các loại cửa sẽ được sử dụng trong mỗi không gian ngôi nhà từ chất liệu, kích thước cho đến số lượng.
- Chi tiết nhà vệ sinh: Phần này thể hiện loại gạch dùng để lát trong nhà vệ sinh, vị trí sơn nước.
- Chi tiết cầu thang, ban công: Bao gồm độ cao, độ dốc, kích thước những bậc thang, ban công, loại lát gạch, sơn…
- Chi tiết lan can: Bao gồm kích thước lan can, lát gạch, chất liệu sử dụng làm lan can.
- Chi tiết phòng khách, phòng bếp – ăn và phòng ngủ: Thể hiện vị trí đồ nội thất trong các phòng của ngôi nhà.
4.3 Về phần kết cấu
Phần kết cấu của ngôi nhà bao gồm các bản vẽ chi tiết sau:
- Quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công ngôi nhà.
- Mặt bằng định vị cọc: Thể hiện vị trí, khoảng cách giữa các cọc trong bản thiết kế và thi công trong ngôi nhà. Từ đó, chủ nhà dễ dàng thấy được lưới cọc chạy trong ngôi nhà cũng như cách thức bố trí, độ an toàn, tính khoa học.
- Mặt bằng móng, chi tiết móng: Mặt bằng móng của ngôi nhà sẽ được hình thành qua quá trình khảo sát thực tế của gia chủ và hiện trạng của khu đất như móng đơn, móng bè, móng băng, móng cọc.
- Mặt bằng sẽ định vị những cột và chi tiết kết cấu cột.
- Mặt bằng đổ dầm sàn, mặt bằng thép.
4.4 Về phần điện
Phần điện trong toàn ngôi nhà bao gồm các bản vẽ chi tiết sau:
- Sơ đồ chi tiết hệ thống điện.
- Mặt bằng bố trí các đèn chiếu sáng của từng tầng.
- Mặt bằng bố trí các thiết bị ổ cắm ở từng tầng.
- Mặt bằng bố trí về tivi, điều hòa ở các phòng trong ngôi nhà.
4.5 Về phần nước
Phần nước thể hiện trên các bản vẽ chi tiết sau:
- Thuyết minh chung về hệ thống nước.
- Mặt bằng cung cấp nước ở các tầng.
- Mặt bằng thoát nước ở từng tầng.
- Chi tiết lắp đặt các ống đường nước.
- Chi tiết lắp đặt hệ thống hố gas.
- Chi tiết về hầm tự hoại.
5. Quy trình thiết kế xây dựng nhà ở tại chúng tôi
Nếu bạn còn băn khoăn, lo lắng về thủ tục, và quy trình thiết kế xây dựng nhà ở thì còn chần chờ gì nữa mà không tìm hiểu các bước cần thiết sau đây.
5.1 Tìm hiểu rõ về pháp lý
Ngày nay, việc xây dựng một ngôi nhà không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu sở thích mà còn phải tuân thủ các quy định của nhà nước để tránh các rủi ro pháp lý không đáng có. Các thông tin pháp lý mà bạn cần tìm hiểu bao gồm : các quy định về cấp phép trong xây dựng nhà, quy định trong khi thi công, và các quy định về xử lý những trường hợp xây nhà sai giấy phép,…
5.2 Lên ý tưởng thiết kế và công năng sử dụng
Tùy vào từng nhu cầu, mong muốn, và phong cách của gia chủ mà có các ý tưởng thiết kế khách nhau. Việc xây dựng ý tưởng thiết kế là cực kỳ quan trọng, giúp định hình hình ảnh hiện thực hóa căn nhà mơ ước mà bạn mong muốn sở hữu.
5.3 Lựa chọn công ty thiết kế xây dựng nhà ở
Chọn lựa đúng công ty thiết kế nhà ở uy tín và có kinh nghiệm sẽ giúp bạn dự trù đúng và đủ kinh phí đầu tư xây dựng, thiết kế công năng và có tính thẩm mỹ. Hơn nữa, một ngôi nhà có được xây dựng đúng như ý tưởng thiết kế hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào việc lựa chọn nhà thầu.
5.4 Ước tính chi phí và lên kế hoạch dự trù
Hiện nay, cách tính chi phí thiết kế xây dựng nhà ở thông dụng được các nhà thầu áp dụng đó là tính theo m2. Tuy nhiên, việc báo giá thiết kế xây dựng nhà ở có thể không sát thực tế do nhu cầu thay đổi một số chi tiết của chủ đầu tư hoặc do sai sót của nhà thầu.
Để xây dựng một ngôi nhà hoàn chỉnh, chủ đầu tư phải chi trả rất nhiều chi phí. Ngoài chi phí xây dựng phần thô cơ bản của căn nhà còn có chi phí mua sắm trang thiết bị và nội thất bên trong ngôi nhà. Vậy nên, bước báo giá xây nhà trọn gói giá rẻ này cần được tính toán chi tiết và chính xác, bám sát để giảm thiểu chi phí phát sinh sau này.
5.5 Đánh giá chọn thầu và làm rõ nội dung hợp đồng
Sau khi hoàn tất các hồ sơ thiết kế, thi công hoàn chỉnh, dự toán thi công, giấy cấp phép xây dựng thì việc quan trọng là chọn một nhà thầu đủ năng lực, uy tín để biến mẫu thiết kế trên giấy tờ thành hiện thực. Ngoài ra, tất cả những thỏa thuận và điều khoản xây dựng cần được minh bạch, làm rõ trong hợp đồng để tránh các rủi ro đáng tiếc.
5.6 Nắm được trình tự thi công
Sắp xếp, phân bổ các công đoạn hợp lý sẽ giúp việc thi công trở nên dễ dàng hơn. Một trình tự thi công tiêu chuẩn sẽ được thực theo thứ tự :
1: Phá dỡ công trình cũ
2: Hút hầm cầu và dọn dẹp mặt bằng, đổ xà bần
3: Tập kết vật liệu.
4: Chuẩn bị kho bãi, lán trại
5: Chuẩn bị điện, nước phục vụ công việc xây dựng.
6: Hàng rào che chắn, phủ bạt.